Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Tổng kết phần văn bản nhật dụng

Danh sách bài làm & chấm bài  
Bài soạn Các bài giảng

TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG

 

I. KHÁI NIỆM VĂN BẢN NHẬT DỤNG

Khái niệm văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không chi kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi.

II. VĂN BẢN NHẬT DỤNG ĐÃ HỌC VỚI CÁC CHỦ ĐỀ

- Nhà trường: Trường học.

- Giáo dục, vai trò của phụ nữ: Cổng trưởng mở ra, Mẹ tôi.

• Quyền sống của con người: Tuyên bố của thế giới về sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em.

• Bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

• Hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc dân tộc. Phong cách Hồ Chí Minh.

• Quan hệ giữa thiên nhiên và con người: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.

• Môi trường: Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000.

• Tệ nạn ma túy, thuốc lá: Ôn dịch, thuốc lá.

• Dân số và tương lai của loài người: Giáo dục, chìa khóa của tương lai.

• Di tích lịch sử: Cầu Long Biên - chúng nhân lịch sử.

• Danh lam thắng cảnh: Động Phong Nha.

• Vai trò của văn hóa: Ca huế trên sông Hương.

III. HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN NHẬT DỤNG

Nội dung của văn bản nhật dụng được thể hiện, trình bày dưới những hình thức văn bản đa dạng và bằng phương thức biểu đạt khác nhau:

- Tự sự và miêu tả: Cuộc chia tay của những con búp bê.

- Thuyết minh và miêu tả: Động Phong Nha, Ca Huế trên sông Hương.

- Tự sự, miêu tả và biếu cảm: Bức tranh của thủ lĩnh da đỏ, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

- Nghị luận và thuyết trình: Giáo dục, chìa khóa của tương lai.

- Thuyết mi nh, nghị luận và biểu cảm: Ôn dịch, thuốc lá.

- Nghị luận và hành chính: Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000.

IV. PHƯƠNG PHÁP HỌC VĂN BẢN NHẬT DỤNG

- Bên cạnh việc đọc các chú thích về nghĩa của từ, cần lưu ý đặc biệt đến loại chú thích về các sự kiện (lịch sử, xã hội, chính trị, khoa học...) có liên quan đến vấn đề được đặt ra trong văn bản.

- Phải tạo được tập quán liên hệ vấn đề được đặt ra với cuộc sống bản thân cũng như tình hình đời sống của cộng đồng, từ cộng đồng nhỏ, gần gũi (tổ, lớp học, gia đình, khối phố, thôn xã) đến cộng đồng lớn (dân tộc, nhân loại) mà trước hết là cộng đồng nhỏ, gần gũi.

- Bản thân khái niệm "nhật dụng" đã bao hàm ý "phải vận dụng thực tiễn". Bởi vậy, học nó không phải chỉ để biết mà còn làm. Việc làm đầu tiên là phải bày tỏ quan điểm, ý kiến của riêng mình về vấn đề nêu ra và có đủ kiến thức, cách thức bảo vệ những quan điểm, ý kiến ấy. Chẳng hạn cần đề xuất ý kiến, biện pháp giải quyết về những vấn đề đặt ra trong các văn bản nhật dụng (vân đề thuốc lá, rác thải sinh hoạt, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, vấn đề hành hạ trẻ em, thái độ đối với các bạn gặp cảnh gia đình không may, sự hiểu biết về di tích, thắng cảnh, truyền thống văn học địa phương, tình hình chiến tranh, khủng bố đang diễn ra hằng ngày ở nơi này, nơi nọ trên toàn cầu...)

- Vì nội dung rất đa dạng nên cần vận dụng kiến thức các môn học khác để làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong văn bản nhật dụng và ngược lại.

- Hình thức của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Cần căn cứ vào đặc điểm của hình thức văn bản và phương thức biểu đạt trong lúc phân tích nội dung.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)