Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Danh sách bài làm & chấm bài  
Bài soạn Các bài giảng

TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA

Hồ Chí Minh

1. Bài văn này nghị luận về vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần mở đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.

- Bài văn nghị luận về vấn đề: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài là: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

2. Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài.

* Bố cục bài văn chia thành 3 phần:

            - Mở bài: từ Dân ta  đến lũ cướp nước: Nêu vấn đề nghị luận Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

            - Thân bài: Lịch sử ta  đến lòng nồng nàn yêu nước: Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và hiện tại.

            - Kết bài: phần còn lại: Nhiệm vụ của Đảng ra trong việc phát huy tinh thần yêu nước đó.

* Lập dàn ý theo trình tự lập luận

- Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận

- Thân bài: Chứng minh

       + Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thể hiện trong quá khứ với những vị anh hùng lịch sử.

       + Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thể hiện trong thời hiện tại với những việc làm, hành động của mọi tầng lớp nhân dân, ở mọi ngành nghề…

- Kết bài: Đưa ra nhiệm vụ của Đảng để tinh thần yêu nước được phát huy trong bối cảnh bấy giờ.

3. Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự nào?

Để chứng minh cho nhận định “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra các dẫn chứng cụ thể trong quá khứ và hiện tại:

+ Quá khứ: Thời đại Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang  Trung và lòng yêu nước ngày nay của đồng bào. Đó là những dẫn chứng tiêu biểu, theo trình tự thời gian với những tên tuổi gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc ta trong lịch sử chống ngoại xâm. Đồng thời, tác giả cũng đi từ nhận xét bao quát đến những dẫn chứng cụ thể.

+ Hiện tại: Đồng bào ra ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước…., những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau… yêu nước, Từ các cụ già tóc bạc… ghét giặc. Tác giả đã liệt kê các dẫn chứng theo mô hình liên kết Từ… đến.

4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy.

- “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

-> Biện pháp so sánh khẳng định sức mạnh và tác dụng lớn lao của tình yêu nước; đồng thời ca ngợi truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc ta, vừa phát hiện nguyên nhân giúp dân tộc ta chiến thắng giặc ngoại xâm vừa kích thích sự suy nghĩ, tìm hiểu của người đọc, người nghe.

- “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.”

 -> Khẳng định giá trị to lớn, quý giá của lòng yêu nước. Đồng thời cho thấy tinh thần yêu nước của nhân dân ta được biểu hiện bằng hai trạng thái: tiềm tàng, kín đáo và bộc lộ rõ ràng, trực tiếp.

5. Đọc lại đoạn văn từ “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết:

a. Câu mở đoạn và câu kết đoạn.

b. Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo cách nào?

c. Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình: “từ…đến…” có mối quan hệ với nhau như thế nào?

a. – Câu mở đoạn: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

- Câu kết đoạn: Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

b. Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo mô hình liên kết Từ… đến.

c. Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình Từ … đến kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phép dẫn chứng liệt kê, nêu những tấm gương yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến lúc bấy giờ theo các bình diện: lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, địa bàn cư trú…

 6. Theo em, nghệ thuật nghị luận ở bài này có những đặc điểm gì nổi bật? (bố cục, chọn lọc dẫn chứng và trình tự đưa dẫn chứng, hình ảnh so sánh,…)

Nghệ thuật nghị luận của bài viết có những đặc điểm nổi bật sau:

- Bố cục rành mạch, chặt chẽ.

- Lí lẽ sắc bén.

- Dẫn chứng cụ thể, phong phú.

- Thủ pháp so sánh, liệt kê độc đáo.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)