Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Rút gọn câu

Danh sách bài làm & chấm bài  
Bài soạn Các bài giảng

RÚT GỌN CÂU

I. THẾ NÀO LÀ RÚT GỌN CÂU?

1.

a.

(a) Học ăn, học nói, học gói, học mở.

          Các cụm động từ - Vị ngữ

(b) Chúng ta/ học ăn,/ học nói,/ học gói,/ học mở.

              C           V1        V2          V3          V4

b. Những từ có thể làm chủ ngữ trong câu (a) là: ta, chúng ta, em, các em, các bạn…

c. Chủ ngữ trong câu (a) được lược bỏ: Tùy từng trường hợp vận dụng mà có thể hiểu chủ ngữ cụ thể của câu này là ai. Cũng chính vì điều này mà người ta lược bỏ chủ ngữ của câu, để cụm động từ vị ngữ học ăn, học nói, học gói, học mở trở thành kinh nghiệm chung, lời khuyên chung, đúng với tất cả mọi người.

d.

- Câu “Rồi ba bốn người, sáu bảy người” được rút gọn vị ngữ; người ta có thể căn cứ vào câu đứng trước đó để xác định vị ngữ của câu này là: “đuổi theo nó”.

- Câu “Ngày mai” được rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ; người ta có thể căn cứ vào câu đứng trước nó để hiểu được là: “Tôi đi Hà Nội vào ngày mau” hoặc “Ngày mai tôi đi Hà

Nội.”

II. CÁCH DÙNG CÂU RÚT GỌN

1.

a. Các câu “Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.” thiếu thành phần chủ ngữ.

- Không phải bao giờ việc rút gọn câu cũng hợp lí. Tùy tiện lược bỏ thành phần câu như những câu trên khiến cho lời văn trở nên cộc lốc, khó hiểu.

b. Sửa thành: Bài kiểm tra toán ạ! hoặc Bài kiềm tra toán mẹ ạ!

3. Khi rút gọn câu, ta cần lưu ý:

- Tránh làm cho người nghe (đọc) khó hiểu hoặc hiểu sai nội dung cần nói.

- Tránh sự khiếm nhã, thiếu lễ độ khi dùng những câu cộc lốc.

 III. LUYỆN TẬP

1. Các câu (2), (3) là những câu rút gọn. Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ. Hai câu này, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút họn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.

2. Các câu rút gọn và phương án khôi phục thành phần câu:

a. Rút gọn chủ ngữ.

- Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà.

-> Tôi (chúng tôi, ta, chúng ta) bước tới Đèo Ngang (thì) bóng xế tà.

- Dừng chân đứng lại, trời, non, nước.

-> Tôi (ta) dừng chân đứng lại, trời, non, nước.

b. Rút gọn chủ ngữ

- Đồn rằng quan tướng có danh.

-> Người ta (nhiều người) đồn rằng quan tướng có danh.

- Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

-> Quan (ông ta, hắn…) cưỡi ngựa chẳng phải vịn ai.

- Ban khen rằng: “Ấy mới tài”.

-> Quan trên (vua) ban khen rằng: “ấy mới tài”.

- Ban cho cái áo với hai đồng tiền.

-> Quan trên (vua) ban cho cái áo với hai đồng tiền.

- Đánh giặc thì chạy trước tiên.

-> Tên “danh tướng” đánh giặc thì (chính hắn) chạy trước tiên.

- Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra!

-> Hắn (tên “danh tướng”) xông vào trận tiền cởi khố giặc ra!

- Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân.

-> Hắn (tên “danh tướng”) trở về gọi mẹ mổ gà khao quân.

- Trong thơ ca, ca dao thường có nhiều câu rút gọn vì thơ ca, ca dao bộc lộ tình cảm, cảm xúc của một chủ thể trữ tình thống nhất một cách kín đáo -> lược thành phần câu nhưng người đọc vẫn hiểu, câu thơ thêm phần hàm súc.

3.

a. Cậu bé và người khách hiểu lầm nhau vì:

- Cậu bé dùng những câu thiếu chủ ngữ để trả lời khách: “Mất rồi”. “Thưa… tối hôm qua”, “Cháy ạ.”

- Từ chỗ hiểm nhầm chủ ngữ trong các câu nói của cậu bé là người bố của cậu, người khách cũng dùng những câu thiếu chủ ngữ để hỏi: “Mất bao giờ?”, “Sao mà nhanh thế?” khiến sự hiểu lầm cứ tiếp diễn.

b. Câu chuyện trên giúp chúng ta rút ra bài học: Tránh dùng những câu rút gọn trong những trường hợp ý nghĩa của ngữ cảnh không rõ ràng, gây hiểu lầm cho người nghe.

4. Câu chuyện gây cười ở chỗ để nhân vật sử dụng các câu rút gọn chủ ngữ. Những câu rút gọn ấy thể hiện tính cách phàm phu, tục uống, ăn nói thô lỗ của anh chàng tham ăn.

 

 

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)