Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 2. Lipit

Danh sách bài làm & chấm bài  
Lý thuyết

I. KHÁI NIỆM

Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống không hòa tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ không phân cực.

Lipit là các este phức tạp bao gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit,...

Trong chương trình học chúng ta chỉ nghiên cứu về lipit đơn giản là chất béo.

II. CHẤT BÉO

1. Khái niệm

Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol. 

Axit béo là các axit cacboxylic đơn chức, có mạch cacbon dài, không phân nhánh.

Các axit béo thường có trong chất béo là: 

Tên gọi Công thức
Axit stearic C17H35COOH
Axit oleic C17H33COOH
Axit linoleic C17H31COOH
Axit panmitic C15H31COOH

Công thức cấu tạo chung của chất béo:

Chất béo là gì? Lý thuyết chất béo đầy đủ trọng tâm - Tự Học 365

R1,R2,R3 là các gốc hidrocacbon no hoặc không no, có thể giống nhau hoặc khác nhau. Ví dụ:(C17H35COO)3C3H5: tristearin.

2. Tính chất vật lí

  • Chất béo chỉ chứa các gốc hidrocacbon no trong phân tử là chất rắn ở điều kiện thường.
  • Chất béo có các gốc hidrocacbon không no trong phân tử là chất lỏng ở điều kiện thường.
  • Mỡ động vật, dầu thực vật đều nhẹ hơn nước và không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như benzen, hexan, clorofom,...
@1590647@@1590566@

3. Tính chất hóa học

Chất béo là trieste nên chúng có tính chất của este nói chung như tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit, phản ứng xà phòng hóa và phản ứng ở gốc hidrocacbon.

a. Phản ứng thủy phân

Chất béo bị thủy phân trong môi trường axit tạo thành axit béo và glixerol.

(C15H31COO)3C3H5   +   3H2O        3C15H31COOH     +   C3H5(OH)3

b. Phản ứng xà phòng hóa

Khi đun chất béo với dung dịch kiềm, chất béo cũng bị thủy phân sinh ra muối của các axit béo và glixerol.

              (C17H35COO)3C3H5    +    3NaOH    3C17H35COONa  +  C3H5(OH)3

Hỗn hợp muối natri (hoặc kali) của axit béo là thành phần chính của xà phòng, vì vậy phản ứng thủy phân của chất béo trong môi trường kiềm còn gọi là phản ứng xà phòng hóa.

c. Phản ứng cộng hidro của chất béo lỏng

Khi đun nóng chất béo lỏng (chất béo không no) với hidro có mặt xúc tác niken ta thu được khối rắn là chất béo no. Ví dụ:

(C17H33COO)3C3H5 (lỏng)   +    3H2    \(\xrightarrow[Ni]{170-190^oC}\)   (C17H35COO)3C3H5 (rắn)

Phản ứng này được dùng trong công nghiệp để chuyển hóa chất béo lỏng (dầu) thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo để thuận tiện cho vận chuyển và để sản xuất xà phòng.

@1590718@@1590478@

4. Ứng dụng

  • Chất béo là thức ăn quan trọng của con người, là nguồn dinh dưỡng và cung cấp đáng kể năng lượng cho cơ thể hoạt động
  • Chất béo là nguyên liệu cần thiết để tổng hợp một số chất khác cần thiết cho cơ thể, đảm bảo sự vận chuyển và hấp thụ các chất hòa tan được trong chất béo.
  • Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng và glixerol.
  • Dầu mỡ sau khi rán, có thể dùng để tái chế thành nhiên liệu.

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)