Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Phép nhân




Nội dung bài giảng

- Thực hiện phép nhân từ phải qua trái.
- Các tính chất của phép nhân:
+ Tính chất giao hoán:
Khi đổi chỗ các thừa số trong tích thì tích đó không đổi.
a x b = b x a
+ Tính chất kết hợp:
Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích số thứ hai và số thứ ba.
(a x b) x c = a x (b x c)
+ Bất cứ số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
a x 0 = 0.
+ Bất cứ số nào nhân với 1 cũng bằng chính nó.
a x 1 =1 x  a = a.
+ Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng và phép trừ:
Muốn nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng kết quả lại:
a x (b + c) = a x b + a x c.
Muốn nhân một số với một hiệu, ta có thể nhân số đó với số bị trừ, nhân số đó với số trừ rồi trừ hai kết quả cho nhau.
a x (b – c) = a x b – a x c.
+ Muốn nhân (chia) một số tự nhiên với 10; 100; 1000;… ta chỉ việc thêm (bỏ bớt) vào bên phải số đó một, hai, ba… chữ số 0.
+ Nếu gấp một thừa số lên bao nhiêu lần thì tích gấp lên bấy nhiêu lần.
Học Toán hiệu quả cùng Online Math - http://englishfun.lib24.vn