Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Ôn tập chủ đề 7

Danh sách bài làm & chấm bài  
Lý thuyết Các bài giảng

I. Hệ thống hoá kiến thức về chuyển hoá vật chất và năng lượng ở sinh vật

loading...

II. Luyện tập

1. Trắc nghiệm

 

@200157903871@@200157923226@@200157924662@@200157967463@

2. Tự luận

Câu 1. Trong trồng trọt, để cây hút nước được dễ dàng cần chú ý những biện pháp kĩ thuật gì? Tại sao không nên tưới nước cho cây vào buổi trưa?

Câu 2. Rễ của thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng?

Câu 3. Khi không khí bão hoà hơi nước, lượng nước dư thừa do cây hút vào sẽ được thoát ra ngoài bằng cách nào? Cách thoát nước này chứng minh điều gì?

Câu 4. Giải thích câu nói: 

Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.

Gợi ý trả lời

Câu 1. 

Để cây hút nước được dễ dàng, cần chú ý các biện pháp kĩ thuật sau:

  • Xới đất: đất thoáng khí làm rễ hô hấp tốt hơn, sẽ cung cấp nhiều năng lượng. 
  • Làm cỏ: giảm sự cạnh tranh của cỏ với cây trồng. 
  • Sục bùn: phá vỡ tầng oxi hoá khử của đất, hạn chế sự mất dinh dưỡng của đất. 

Không nên tưới cây vào buổi trưa vì:

  • Vào buổi trưa, ánh sáng và nhiệt độ cao làm cây hô hấp mạnh và cần nhiều khí oxygen. Nếu tưới nước sẽ làm đất bị nén chặt nên cây không lấy được oxygen phải hô hấp kị khí, năng lượng giảm, đồng thời sinh ra các sản phẩm độc làm cây không hút được nước trong khi lá cây vẫn thoát nước mạnh.
  • Mặt khác, những giọt nước đọng lại trên lá như một thấu kính hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời, đốt nóng cây làm cây héo. 
  • Nhiệt độ cao trên mặt đất làm nước bốc hơi nóng, làm héo lá. 

Câu 2.

Rễ cây của thực vật trên cạn sinh trưởng rất nhanh, đâm sâu và lan toả tới hướng nguồn nước; số lượng lông hút lớn làm cho bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất lớn dẫn đến sự hấp thụ nước và các ion khoáng được thuận lợi. 

Câu 3. 

  • Xuất hiện hiện tượng ứ giọt. Đây là hiện tượng nước thoát ra ngoài dưới dạng giọt, ứ đọng ở mép lá hoặc mặt lá. 
  • Cách thoát hơi nước này chứng minh quá trình hút nước chủ động của rễ (động lực hút nước từ đất)

Câu 4.

Vụ lúa chiêm thường trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 5, lúc lúa đang trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển mạnh (lấp ló đầu bờ) nên cần nhiều nước và dinh dưỡng. Khi có mưa và sấm sẽ bổ sung nguồn nước dồi dào và nguồn đạm từ thiên nhiên cho cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh (phất cờ mà lên).

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)