Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968-1009)

Danh sách bài làm & chấm bài  
Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968-1009) Các bài giảng

1. Công cuộc xây dựng chính quyền và bảo vệ đất nước thời Đinh-Lê

a) Chính quyền thời Đinh

- Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt đặt niên hiệu là Thái Bình, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình).

 

​@200654582760@

Hoa Lư là một vùng đất hẹp, xung quanh có nhiều núi. Nhà Đinh cho xây dựng các bức tường để nối các dãy núi, hình thành hai khu vực: thành Nội và thành Ngoại. Trong thành có cung điện, có chùa Nhất Trụ, tháp Báo Thiên. Bên ngoài thành là nơi nhân dân sinh sống.

- Chính quyền thời Đinh được kiện toàn thêm một bước.

 + Ở trung ương đứng đầu là hoàng đế có quyền lực cao nhất, giúp việc có Ban Văn, Ban Võ và cao tăng; phong vương cho các hoàng tử, cử tướng lĩnh nắm giữ chức vụ chủ chốt.

 + Chính quyền địa phương gồm các cấp: đạo (châu), giáp, xã.

- Tiền tệ: cho đúc tiền đề lưu hành trong nước.

- Pháp luật: những người phạm tội nặng bị xử phạt rất nghiêm khắc.

- Quân đội: tổ chức quân đội gồm 10 đạo, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.

loading...

b) Cuộc kháng chiến chống Tống (năm 981)

- Hoàn cảnh lịch sử

 + Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trai trưởng là Đinh Liễn bị ám sát. Con thứ là Đinh Toàn mới 6 tuổi nối ngôi. Lê Hoàn được cử làm phụ chính.

 + Nhân cơ hội đó, nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Cồ Việt

 + Triều thần đồng lòng suy tôn Lê Hoàn lên làm vua để lãnh đạo kháng chiến.

- Diễn biến

loading...

  + Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo làm tổng chỉ huy, theo hai đường thủy, bộ tiến đánh Đại Cồ Việt.

  + Lê Hoàn trực tiếp tổ chức, lãnh đạo kháng chiến.

  + Nhiều trận chiến ác liệt diễn ra khiến giặc bị tổn thất nặng nề.

  + Tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống đại bại, buộc phải rút về nước.

- Ý nghĩa lịch sử

+ Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

+ Chứng tỏ bước phát triển mới của quốc gia Đại Cồ Việt.

c) Chính quyền thời Tiền Lê

- Lê Hoàn lập nên nhà Tiền Lê, đổi niên hiệu là Thiên Phúc, tiếp tục công cuộc xây dựng quốc gia độc lập.

- Tổ chức bộ máy nhà nước

  + Ở trung ương: do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành; giúp việc cho vua là Thái sư và đại sư; dưới vua là các quan văn, quan võ; các con vua được phong vương và trấn giữ các vùng hiểm yếu

  + Ở địa phương: cả nước chia thành 10 đạo; đến năm 1002, vua cho đổi đạo thành lộ, phủ, châu rồi đến giáp; đơn vị cấp cơ sở là xã, các quan lại địa phương chưa được sắp xếp đầy đủ

- Quân đội: được xây dựng gồm hai bộ phận:

  + Cấm quân (bảo vệ vua và kinh thành)

  + Quân đóng tại các địa phương.

- Triều đình chú trọng xây dựng pháp luật như định ra luật lệnh (năm 1002) và tăng cường quan hệ ngoại giao với nhà Tống.

2. Đời sống xã hội và văn hóa thời Đinh-Tiền Lê

a) Tình hình xã hội

- Lực lượng thống trị gồm vua, quan.

- Lực lượng bị trị:

  + Chủ yếu là người dân lao động (nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì).

  + Nông dân có số lượng đông đảo nhất, cày cấy ruộng đất công làng xã.

  + Nô tì có địa vị thấp kém nhất, số lượng không nhiều.

b) Đời sống văn hóa

- Thời Đinh – Tiền Lê, giáo dục chưa phát triển.

- Tư tưởng, tôn giáo

  + Nho giáo chưa có ảnh hưởng sâu rộng.

  + Phật giáo được truyền bá rộng rãi, chùa được xây dựng ở nhiều nơi, các nhà sư được triều đình đề cao và nhân dân quý trọng.

loading...
Chùa Nhất Trụ

- Xu hướng khôi phục và phát triển văn hóa dân tộc bước đầu đạt được một số thành tựu. Nhiều loại hình văn hóa dân gian tiếp tục được giữ gìn trong đời sống như ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đấu võ, đấu vật,...

 

​@200654585933@

Vận dụng: Em hãy so sánh tổ chức chính quyền thời Đinh và Tiền Lê với thời Ngô.

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)