Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 7: Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực của châu Á

Danh sách bài làm & chấm bài  
Bài 7. Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực châu Á (phần 2) Các bài giảng

2. Các khu vực thuộc châu Á

c. Khu vực Tây Á

- Phạm vi: bao gồm bán đảo A-ráp, bán đảo Tiểu Á, đồng bằng Lưỡng Hà, có ranh giới tự nhiên với châu Âu là dãy Cap-ca.

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Địa hình có nhiều núi và sơn nguyên.

+ Nằm trong miền khí hậu khô hạn và nóng. Lượng mưa nhìn chung rất thấp, chỉ khoảng 200 - 300 mm/năm, một số vùng nằm gần Địa Trung Hải có lượng mưa nhiều hơn.

+ Sông ngòi kém phát triển, nguồn nước rất hiếm. Nước cho sản xuất và sinh hoạt một phần lấy từ hai con sông Ti-grơ và Ơ-phrát, phần còn lại lấy từ nước ngầm và lọc từ nước biển.

+ Cảnh quan tự nhiên của Tây Á chủ yếu là bán hoang mạc và hoang mạc.

+ Tây Á chiếm khoảng hơn một nửa trữ lượng dầu mỏ của thế giới. Dầu mỏ phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng Lưỡng Hà, các đồng bằng của bán đảo A-ráp và vùng vịnh Péc-xích. Những nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất là A-rập Xê-út, I-rắc, Cô-oét,.... Ngoài ra, Tây Á còn có sắt, crôm,...

Hình 7.3. Bản đồ tự nhiên khu vực Tây Á

d. Khu vực Nam Á

- Phạm vi: rộng khoảng 7 triệu km2.

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Địa hình bao gồm hệ thống núi Hi-ma-lay-a đồ sộ chạy theo hướng tây bắc - đông nam ở phía bắc; sơn nguyên I-ran ở phía tây, sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng ở phía nam, đồng bằng Ấn - Hằng được bồi tụ phù sa sông Ấn và sông Hằng ở giữa.

+ Đại bộ phận Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông có gió mùa đông bắc, thời tiết hơi lạnh và khô. Mùa hạ có gió mùa tây ănm nóng và ẩm từ Ấn Độ Dương thổi vào gây mưa. Đặc biệt, sườn phía nam của Hi-ma-lay-a mưa rất nhiều, lũ lụt xảy ra hằng năm. Phía tây bắc Ấn Độ và sơn nguyên I-ran có khí hậu khô hạn. Trên các vùng núi, khí hậu có sự thay đổi theo độ cao.

+ Nam Á có nhiều hệ thống sông lớn như: sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút. Các con sông này bồi đắp nên vùng đồng bằng màu mỡ, sản xuất nhiều sản phẩm cho sản lượng lớn như bông, chè, lúa gạo, cây ăn quả nhiệt đới,...

+ Thảm thực vật chủ yếu của Nam Á là rừng nhiệt đới gió mùa và xa van.

Hình 7.4. Bản đồ tự nhiên khu vực Nam Á

 e. Khu vực Đông Á

- Phạm vi: rộng khoảng 11,5 triệu km2, bao gồm đất liền và phần hải đảo.

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Phần đất liền chiếm hơn 96% diện tích, địa hình hết sức đa dạng: phía tây có nhiều hệ thống núi và sơn nguyên cao, các bồn địa lớn; phía đông có nhiều núi trung bình, núi thấp và đồng bằng rộng.

+ Phần hải đảo có địa hình phần lớn là đồi núi. Đây là nơi có nhiều núi lửa, thường xuyên có động đất, sóng thần.

Hình 7.5. Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Á

+ Phần hải đảo và phía đông phần đất liền có khí hậu gió mùa, trong một năm có hai mùa gió khác nhau. Mùa đông có gió tây bắc, khô và lạnh. Mùa hạ có gió đông nam, nóng và ẩm, thường chịu ảnh hưởng của bão. Những nơi rừng bao phủ có hệ động vật đa dạng, nhiều loài đặc hữu.

+ Phía tây phần đất liền (gồm lãnh thổ Mông Cổ và tây Trung Quốc), do nằm sâu trong nội địa nên quanh năm khô hạn. Ở đây phát triển cảnh quan thảo nguyên, bán hoang mạc và hoang mạc. 

+ Đông Á có một số sông lớn như Trường Giang, Hoàng Hà có giá trị về nhiều mặt. Tuy nhiên, do nằm trong vùng khí hậu gió mùa nên về mùa mưa sông hay gây ra ngập lụt.

g. Khu vực Đông Nam Á

- Phạm vi: rộng khoảng 4,5 triệu km2, gồm hai phần: phần đất liền mang tên bán đảo Trung Ấn và phần hải đảo được gọi là quần đảo Mã Lai.

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nguyên:

+ Địa hình:  

 Phần đất liền có các dải núi cao trung bình hướng bắc - nam và tây bắc - đông nam, xen kẽ là các thung lũng sông cắt xẻ sâu, làm cho địa hình bị chia cắt mạnh, đồng bằng phù sa tập trung ở ven biển và hạ lưu sông.

 Phần hải đảo có nhiều đồi núi, ít đồng bằng; nhiều núi lửa, động đất, sóng thần.

+ Khí hậu:  

 Phần đất liền có khí hậu nhiệt đới gió mùa, vào mùa hạ có gió tây nam nóng, ẩm gây mưa nhiều, vào mùa đông có gió đông bắc khô, lạnh.

Hình 7.7. Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á

  Phần hải đảo có khí hậu xích đạo quanh năm nóng ẩm, mưa nhiều. Đông Nam Á là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

+ Mạng lưới sông của Đông Nam Á tương đối dày. Các sông chính là Mê Công, Mê Nam, I-ra-oa-đi, sông Hồng,...

+ Rừng ở Đông Nam Á chủ yếu là rừng mưa nhiệt đới với thành phần loài hết sức phong phú. Những nước còn lại nhiều rừng là Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Lào.

+ Các khoáng sản quan trọng là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt, thiếc, đồng,...

 

​@201213010176@
Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)