Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên Các bài giảng

1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258

- Hoàn cảnh:

+ Năm 1257, Mông Cổ cho quân áp sát vào biên giới Đại Việt và ba lần cử sứ giả đến Thăng Long dụ hàng.

+ Vua Trần Thái Tông cho lệnh bắt giam sứ giả, đồng thời ra lệnh cho cả nước tập luyện, chuẩn bị vũ khí, sẵn sàng đánh giặc.

- Diễn biến:

Hình 17.1. Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất

 

@200198187504@@200198190941@

2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1285

Hoàn cảnh:

+ Năm 1271, Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên.

+ Năm 1279, sau khi chiếm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Nhà Nguyên tập trung lực lượng, ráo riết chuẩn bị xâm lược Đại Việt.

Trước tình hình đó, vua Trần tập trung hội nghị Bình Than vào năm 1282, triệu tập hội nghị Diên Hồng năm 1285, để bàn kế sách đánh giặc.

+ Trần Quốc Tuấn được cử làm Quốc công tiết chế - Tổng chỉ huy lực lượng kháng chiến.

+ Trước trận chiến, để động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của binh lính, Hưng Đạo Vương viết Hịch tướng sĩ.

Diễn biến

+ Cuối tháng 1 năm 1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào phía bắc nước ta. Toa Đô dẫn thêm 10 vạn quân từ Champa đánh lên phía nam, tấn công Đại Việt.

+ Trước thế giặc mạnh, quân ta lui về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương). Vua nhà Trần tiếp tục thực hiện kế sách ”vườn không nhà trống” rút từ Thăng Long về Thiên Trường (Nam Định).

+ Tháng 5/1285, quân Trần phản công, đánh bại quân địch ở Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương (Hà Nội), tiến về giải phóng kinh đô.

+ Toa Đô tử trận, Thoát Hoan chui ống đồng, bắt quân lính khiêng chạy về nước...

=> Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

@200198195914@@200198201101@

3. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1287 – 1288

- Hoàn cảnh:

+ Sau hai lần thất bại, vua Nguyên tiếp tục lại cử Thoát Hoan kéo quân xâm lược Đại Việt một lần nữa.

+ Đoán được dã tâm và ý đồ xâm lược của nhà Nguyên, quân dân nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến.

- Diễn biến:

Hình 17.2. Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1287 - 1288

@200198203999@@200198220534@@200198282141@

4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên

a. Nguyên nhân thắng lợi

- Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Nguyên – Mông, trước hết là kết quả của lòng yêu nước, có sự đoàn kết toàn dân tộc, trên dưới một lòng cùng tham gia đánh giặc.

- Kế sách đánh giặc đúng đắn, sáng tạo. Phát huy truyền thống đánh giặc ông cha ta “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”, “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu”,…

- Tài năng thao lược của các vua nhà Trần cùng các danh tướng như: Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đặc biệt là Trần Quốc Tuấn đã góp phần nên thắng lợi này.

b. Ý nghĩa lịch sử

- Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Nguyên – Mông của Đại Việt đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của Mông - Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, mở ra một thời kì thái bình hơn một thế kỉ cho Đại Việt.

- Chiến thắng đã góp phần chặn đứng làn sóng xâm lược của quân Mông - Nguyên đối với Nhật Bản, các nước Đông Nam Á.

- Thắng lợi này đã khẳng định tinh thần quật cường, khí phách của dân tộc không chịu khuất phục kẻ thù.

- Để lại bài học lịch sử quý giá về sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc.

@200198316440@

⚡Vận dụng

Theo em, nhân tố quyết định tạo nên chiến thắng trong các cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên là gì? Nhân tố đó đã được kế thừa và phát huy trong thời bình thế nào? Em hãy đưa ra ý kiến đánh giá của bản thân.

Chúc các em học tốt !

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)