Lỗi: Trang web OLM.VN không tải hết được tài nguyên, xem cách sửa tại đây.

Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938 - 1009)

Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009) Các bài giảng

1. Ngô Quyền dựng nền độc lập

- Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, bỏ chức Tiết Độ Sứ (tên chức quan có nguồn gốc từ Trung Quốc), đóng đô ở Cổ Loa (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội).

- Xây dựng chính quyền:

+ Vua đứng đầu triều đình, dưới có các chức quan văn, võ.

+ Địa phương: Cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng.

=> Ngô Quyền đã thiết lập xây dựng bộ máy chính quyền mới.

- Ngô Quyền lên ngôi được 6 năm, đất nước bình yên, nền độc lập dân tộc được củng cố, tạo nền tảng cho sự phát triển thời kì sau.

Ngô Quyền đã thể hiện được ý thức độc lập tự chủ trong việc xây dựng đất nước.

Hình 14.1. Cổng làng cổ Đường Lâm (Hà Nội) - "Làng hai vua" (Nguồn: Internet)

@200174188317@@200174197498@@200174192908@

2. Công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh

* Công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh:

Năm 944, sau khi Ngô Quyền mất, các con ông không đủ sức để giữ chính quyền trung ương, một số hào trưởng địa phương nổi dậy chiếm giữ các nơi.

- Năm 965, chính quyền nhà Ngô tan rã, đất nước rơi vào tình trạng cát cứ. Sử cũ gọi là “Loạn 12 sứ quân”.

Hình 14.2. Lược đồ "loạn 12 sứ quân" (Nguồn: Internet)

- Trong hoàn cảnh đất nước rối ren, ở Hoa Lư (Ninh Bình) lúc này xuất hiện Đinh Bộ Lĩnh, một người có tài cầm quân đánh đâu thắng đó và được suy tôn làm Vạn Thắng Vương.

- Trong vòng hai năm (966 – 967), Đinh Bộ Lĩnh sử dụng sức mạnh quân sự kết hợp với biện pháp mềm dẻo thu phục và dẹp yên 12 sứ quân, thống nhất đất nước.

* Sự thành lập nhà Đinh:

- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt (tức là nước Việt lớn), đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình).

- Mùa xuân năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình. Đúc tiền Thái Bình hưng bảo, khẳng định vị thế độc lập Đại Cồ Việt.

Khẳng định xu hướng thống nhất là tất yếu và khẳng định vị thế độc lập của Đại Cồ Việt.

Hình 14.3. Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng ở Hoa Lư, Ninh Bình

(Nguồn: Internet)

@200174205288@@200174207269@@200174236855@@200174241805@

3. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (năm 981)

- Hoàn cảnh:

+ Cuối thời Đinh, nội bộ triều đình lục đục, chia rẽ.

+ Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám hại, con út là Đinh Toàn lên nối ngôi chỉ mới 6 tuổi.

+ Bên ngoài, nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Cồ Việt.

+ Đất nước lâm nguy, nhiều người trong triều đình suy tôn Lê Hoàn lên làm lên ngôi vua, lãnh đạo kháng chiến.

Diễn biến:

Năm 981, Hầu Nhân Bảo chỉ huy quân Tống tiến đánh Đại Cồ Việt theo hai đường thủy, bộ.

+ Lê Hoàn trực tiếp lãnh đạo kháng chiến, chặn đánh địch ở Lục Đầu Giang, Bạch Đằng, Tây Kết,...

Kết quả: Tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống thất bại phải rút về nước. Nền độc lập của Đại Cồ Việt được giữ vững.

Hình 14.4. Đền thờ Vua Lê Đại Hành ở Hoa Lư, Ninh Bình (Nguồn: Internet)

@200174789507@@200174796353@

4. Tổ chức chính quyền thời Đinh - Tiền Lê

a. Thời Đinh:

- Chính quyền được kiện toàn.

- Hoàng đế đứng đầu triều đình trung ương, giúp vua trị nước có các cao tăng và hai ban văn, võ. Đinh Tiên Hoàng cử các tướng lĩnh quân sự thân cận giữ các chức vụ chủ chốt.

- Chính quyền địa phương gồm các cấp: Đạo (châu), giáp, xã.

b. Thời Tiền Lê:

- Tổ chức chính quyền:

+ Năm 980, Lê Hoàn lập nhà Tiền Lê, đổi niên hiệu là Thiên Phúc.

+ Vua đứng đầu chính quyền trung ương. Phong vương cho các con, cử đi trấn giữ các nơi quan trọng. Thái sư, đại sư, quan văn, võ giúp vua lo việc nước.

+ Ở địa phương, năm 1002, vua đổi đạo thành lộ, phủ, châu, rồi đến giáp. Đơn vị cơ sở là xã.

- Quân đội:

+ Gồm 2 bộ phận: Cấm quân (bảo vệ vua, triều đình) và quân địa phương.

+ Thực hiện chính sách “Ngụ binh ư nông” (gửi quân ở nhà nông), vừa phát triển kinh tế, vừa củng cố quân đội, quốc phòng.

Bộ máy chính quyền nhà nước dưới thời Ngô, Đinh, Tiền Lê còn đơn giản và dần hoàn thiện theo hướng quân chủ trung ương tập quyền.

@200175023847@@200175059437@

5. Đời sống xã hội, văn hóa thời Ngô - Đinh - Tiền Lê

- Xã hội: gồm 2 bộ phận: thống trị và bị trị, họ có địa vị chính trị, kinh tế khác nhau.

+ Giai cấp thống trị: Vua, quan, một bộ phận nhà sư, đạo sĩ.

+ Giai cấp bị trị: Nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì.

+ Nông dân là lực lượng sản xuất chính cày ruộng công làng xã. Nô tì là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, số lượng ít, chủ yếu hầu hạ vua, quan.

- Tôn giáo: 

+ Buổi đầu độc lập, Nho giáo chưa phát triển, Phật giáo được truyền bá rộng rãi.

+ Chùa được xây dựng nhiều nơi. Kinh đô Hoa Lư có Chùa Bà Ngô, Nhất Trụ,..

+ Nhà sư thường là người có học, được chính quyền và nhân dân tôn trọng, nhiều cao tăng tham gia quản lí đất nước, một số nhà sư mở lớp dạy học ở chùa.

- Văn hóa dân gian: Nhiều loại hình văn hóa dân gian phát triển. Đặc biệt là hát chèo, đánh đu, đấu vật..Kinh đô Hoa Lư là đất tổ của sân khấu Chèo.

Đạo Phật đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của đất nước.

Hình 14.5. Cố đô Hoa Lư ở Ninh Bình (Nguồn: Internet)

 

@200175086579@@200175088424@

⚡Vận dụng

1. Theo em, tại sao Đinh Tiên Hoàng lại chọn đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình) mà không phải là Cổ Loa (Hà Nội) giống như Ngô Quyền?

2. Em hãy giới thiệu về một nhân vật lịch sử nổi tiếng đã có công trong việc dựng nước và giữ nước dưới thời Ngô - Đinh - Tiền Lê.

Chúc các em học tốt !

 

Phụ huynh có nhu cầu đăng ký học kèm trực tuyến với giáo viên OLM xem tại đây, hoặc liên hệ: 0966 971 996 (cô Quyên)